Món ăn này chứa một số vitamin và chất dinh dưỡng, bao gồm canxi, magiê, phốt pho, vitamin B và sắt. Nó cũng là một nguồn mangan, đồng và kẽm tốt.

Sau một mùa Tết đã chán ngấy với bánh chưng, giò mỡ, thịt đông... nhiều người lựa chọn các món ăn thanh đạm như đậu phụ để giải ngấy. Món ăn này tuy đơn giản nhưng chứa vô vàn chất dinh dưỡng.

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 trên Journal of Nutritional Science and Vitaminology (Nhật Bản), đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc và nhanh chóng trở nên phổ biến ở một số quốc gia ở Châu Á do đây là nguồn protein rẻ tiền chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu.

Hết Tết nhớ giải ngấy bằng thứ thuốc quý này để ngày càng trẻ trung, xương khớp khỏe mạnh - Ảnh 1.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 81g đậu phụ sống có chứa những thành phần sau: Lượng calo: 117 calo; Chất béo: 7,06 gam; Cholesterol: 0 miligam; Natri: 11,30 miligam; Carbohydrate: 2,25 gam; Chất xơ; 1,86 gam; Chất đạm: 14 gam.

Ngoài ra, đậu phụ còn chứa một số vitamin và chất dinh dưỡng, bao gồm canxi, magiê, phốt pho, vitamin B và sắt. Nó cũng là một nguồn mangan, đồng và kẽm tốt.

Ăn đậu phụ tốt như thế nào?

1. Ngăn ngừa bệnh tim mạch vành

Các isoflavone - một hợp chất được biết đến với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm - trong đậu phụ giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh. Ví dụ: một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 trên tạp chí Circulation đã kiểm tra dữ liệu từ hơn 100.000 người. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn ít nhất một khẩu phần đậu phụ mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành so với những người ăn đậu phụ ít hơn một lần mỗi tháng.

Hết Tết nhớ giải ngấy bằng thứ thuốc quý này để ngày càng trẻ trung, xương khớp khỏe mạnh - Ảnh 2.

Theo vị chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Tanya Freirich: "Đậu phụ có thể hữu ích trong việc hạ huyết áp và do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ".

2. Giảm mức cholesterol

Đậu phụ cũng được biết là hữu ích trong việc giảm cholesterol LDL (cholesterol "xấu"), cũng như giảm nhẹ chất béo trung tính và tăng vừa phải cholesterol HDL (cholesterol "tốt").

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 trên Tạp chí Dinh dưỡng, các nhà nghiên cứu đã phân tích 46 nghiên cứu và phát hiện ra rằng đậu nành làm giảm đáng kể lượng cholesterol "xấu" khoảng 3% đến 4% ở người lớn.

3. Thúc đẩy trí nhớ và sức khỏe não bộ

Mặc dù nghiên cứu chưa hoàn toàn rõ ràng, nhưng có một số bằng chứng cho thấy đậu phụ và các thực phẩm làm từ đậu tương khác giúp cải thiện chức năng nhận thức - chẳng hạn như trí nhớ và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 trên tạp chí Alzheimer's & Dementia: Translational Research and Clinical Interventions gợi ý rằng equol, một chất chuyển hóa được sản xuất trong ruột khi tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành, có thể giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Theo các nhà nghiên cứu, những người tiêu thụ một lượng lớn equol từ việc ăn các sản phẩm từ đậu nành có một nửa số lượng tổn thương chất trắng - một yếu tố nguy cơ của bệnh Alzheimer - như những người có mức độ equol thấp.

Hết Tết nhớ giải ngấy bằng thứ thuốc quý này để ngày càng trẻ trung, xương khớp khỏe mạnh - Ảnh 3.

Folate có trong đậu phụ cũng có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần của bạn. Theo Viện Y tế Quốc gia, sự thiếu hụt folate liên quan đến nguy cơ trầm cảm cao.

4. Giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh

Một số nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học người Bỉ cho thấy tiêu thụ đậu phụ chứa nhiều phytoestrogen và genistein có thể giúp đối phó với triệu chứng mãn kinh như bị bốc hỏa.

5. Bảo vệ thận

Theo trang Medicalnewstoday, protein trong đậu phụ có tác dụng cải thiện chức năng thận và mang lại lợi ích cho những người đang chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

6. Làm đẹp da

Đậu phụ có tính mát, có tác dụng giữ độ đàn hồi của da, làm căng cơ mặt và ngăn ngừa quá trình lão hoá. Phụ nữ ăn nhiều đậu phụ không chỉ có làn da sáng mịn mà còn trẻ trung, ít nếp nhăn hơn.

Đậu phụ nấu theo cách này sẽ thành bài thuốc bổ xương, thanh nhiệt

Bàn về món đậu phụ, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, theo quan niệm của y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc và kháng nham.

- Chống loãng xương, thiếu sắt: Món đậu phụ nấu dưa cải

Chuẩn bị: Đậu phụ 2 miếng, dưa cải 150g.

Cách làm: Dưa cải rửa sạch ngâm nước lạnh vớt ra vắt khô nước cắt nhỏ. Đậu phụ cắt nhỏ mỏng (dài 3cm, rộng 1,5cm, dày 1cm) nhúng nước sôi vớt ra để ráo nước. Cho dầu vào nồi cho sôi rồi cho hành, gừng đảo qua, cho dưa vào xào đều, cho đậu phụ. Đổ nước không ngập đậu phụ. Đun lửa to cho sôi rồi rút lửa nhỏ cho chín đậu, nêm gia vị.

Tác dụng: Phụ nữ ăn món này được bổ sung canxi chống loãng xương và sắt chống thiếu máu cho cả mẹ lẫn con. Món canh dưa này nếu có thêm đầu cá sẽ tăng thêm vị ngon và bổ.

Hết Tết nhớ giải ngấy bằng thứ thuốc quý này để ngày càng trẻ trung, xương khớp khỏe mạnh - Ảnh 4.

- Thanh nhiệt, tiêu đàm, chỉ khát: Cháo đậu phụ đường phèn

Chuẩn bị: Đậu phụ khô 2 miếng, đường phèn 150g, gạo tẻ 100g.

Cách làm: Đậu phụ thái nhỏ, nấu cháo nhừ rồi cho đậu, đường vào nấu chín đậu. Ăn nóng.

Tác dụng: Cháo có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng vị, tiêu đàm, chỉ khát. Dùng thích hợp cho phụ nữ mang thai ho, sốt, ra mồ hôi.